Việt Nam bất ngờ trở thành “vua sầu riêng” thế giới
Ngày 8/1, trang CNBC đưa tin Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD năm 2024.
Có 29 kết quả được tìm thấy
Ngày 8/1, trang CNBC đưa tin Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD năm 2024.
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 3 khu vực về sản lượng công nghiệp. Đến tháng 1/2024, Việt Nam có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD là dệt may, máy tính, điện thoại-máy móc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10 năm 2023 của tỉnh tăng 21,5% so với cùng kỳ. Mức tăng của tháng 10 là rất khả quan, chấm dứt chuỗi tăng trưởng âm suốt 2 quý đầu năm, nâng giá trị xuất khẩu quý III tăng 6,6%. Điều này cho thấy, các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và sự nỗ lực của doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao vào dịp cuối năm kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức cho đà hồi phục của xuất khẩu.
Mặc dù có những thời điểm hoạt động xuất khẩu của tỉnh gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu đạt mức tăng trưởng âm như trong một số tháng của quý 3. Song với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách của Nhà nước, giá trị xuất khẩu đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại, đạt 2.965,6 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2020 và vượt 23,6% so với kế hoạch năm góp phần hoàn thành "mục tiêu kép" mà tỉnh đã đề ra.
Ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 trong nước đã làm gián đoạn nhịp tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu. Liên tiếp trong 2 tháng 7 và 8, giá trị xuất khẩu của tỉnh giảm so với cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, để ứng phó với dịch bệnh, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thực hiện đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương... làm cản trở thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu trên thị trường.
Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD vào năm 2025, 60-62 tỷ USD vào năm 2030.
Trong khi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu cũng như nguyên liệu sản xuất thì giá trị xuất khẩu tháng 2 vẫn là điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm với 156,6 triệu USD, tăng 34,1% so với cùng tháng năm trước và cao hơn nhiều lần so với trung bình toàn quốc là 1,5%.
Năm 2019, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Asia+ (Công ty Asia) đạt gần 35 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2018. Đây không phải là con số lớn so với các doanh nghiệp xuất khẩu FDI nhưng có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nông sản Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Vì vậy, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị xuất khẩu là hướng đi phù hợp với thực tiễn trong nước nói chung và của Ninh Bình nói riêng. Để phát huy hiệu quả chuỗi giá trị, vấn đề then chốt, quyết định năng suất, sản lượng, giá trị phải là ứng dụng khoa học công nghệ.
Theo số liệu từ Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu nông sản của nước này sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt 680 triệu USD trong nửa đầu năm 2018, đưa khối gồm 10 nước thành viên này trở thành thị trường nhập khẩu nông sản nhiều nhất của Hàn Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt trên 612,6 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 49% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: Xi măng và clanke đạt trên 174,9 triệu USD, quần áo các loại đạt 92,6 triệu USD; giày dép khác 65 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại đạt trên 212 triệu USD, phôi nhôm 22,1 triệu USD… Đây là kết quả của việc ngành Công thương đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường xuất khẩu.
6 tháng đầu năm 2018, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện Kim Sơn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước đạt trên 870 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt gần 200 tỷ đồng. Các ngành trọng điểm như: thủ công mỹ nghệ, dệt may... có bước phát triển khá.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu lâm sản chính 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 4,15 tỷ USD (bằng 46% kế hoạch năm), tăng gần 8,4% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Có thể nói, bức tranh xuất khẩu năm 2017 của tỉnh Ninh Bình có nhiều khởi sắc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.154 triệu USD, tăng 113,1% so với cùng kỳ, đạt 104,9% kế hoạch năm; nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như linh kiện điện tử, xi măng và clanke, nông sản...Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa trong tỉnh theo nhận định của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, chính vì vậy cần nhiều hơn nữa các giải pháp để xuất khẩu thực sự mang tính bền vững.
Năm 2017, mặc dù thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sản xuất ngành trồng trọt cả nước. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tính đến cuối tháng 11, nhóm nông sản trồng trọt xuất khẩu đạt 17,27 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó mặt hàng rau, quả tăng mạnh, giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 3,16 tỷ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6,0%; tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.
Theo báo cáo của ngành Công thương, 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu vẫn là một mảng màu sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh khi tổng giá trị xuất khẩu đạt 261,2 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58% kế hoạch năm.
Giá trị xuất khẩu Quý I năm 2012, toàn tỉnh Ninh Bình ước đạt trên 73,7 triệu USD, tăng 71,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8-2011, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ta đạt 30,49 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần so với tháng 8-2010. Nhờ vậy đã nâng giá trị xuất khẩu 8 tháng năm 2011 lên 160,99 triệu USD, gấp gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 61% kế hoạch đề ra.
Giá trị xuất khẩu 7 tháng năm 2011, toàn tỉnh ước đạt 126,6 triệu USD, gấp gần 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Xuất khẩu Trung ương ước đạt hơn 3,48 triệu USD, tăng 67%; xuất khẩu địa phương ước đạt hơn 123,1 triệu USD, gấp hơn 3,2 lần.
Giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 93.521,9 nghìn USD, gấp hơn 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 93,5% kế hoạch năm.
9 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ước đạt 47.489 nghìn USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 95% kế hoạch năm.
4 tháng đầu năm 2009, giá trị xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình ước đạt 9.037,5 nghìn USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu Trung ương đạt 1.607,2 nghìn USD, gấp hơn 2,6 lần; xuất khẩu địa phương đạt 7.430,3 nghìn USD, giảm 20,7%.
Tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã hiện hữu lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu giảm liên tiếp từ tháng 9 đến nay. Xu hướng giảm này đi ngược quy luật nhiều năm nay là hoạt động xuất khẩu thường nhộn nhịp và giá trị xuất khẩu tăng cao vào dịp cuối năm.
11 tháng, giá trị xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình ước đạt 43,8 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Xuất khẩu Trung ương đạt 3,6 triệu USD, giảm 50,6%; xuất khẩu địa phương đạt 40, 2 triệu USD, tăng 68,6%.